Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Phương hướng điều trị ung thư dạ dày thế nào?

Posted on Tin tức, Tin Tức 84 lượt xem

Bệnh ung thư dạ dày thường được điều trị với một hoặc nhiều phương pháp điều trị, tùy theo phương hướng điều trị ung thư dạ dày và tình trạng của người bệnh mà mỗi người sẽ được xây dựng phác đồ điều trị khác nhau. Ơi

1. Tìm hiểu chung về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý thuộc top 4 những bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam với hơn 17 nghìn ca mắc mới và hơn 14 nghìn ca tử vong(theo số liệu thống kê năm 2020).

Hiện nay do áp lực công việc và cuộc sống khiến cho nhiều người bệnh bị căng thẳng và chế độ ăn quá cay, ăn nhiều đồ ăn có hại cho sức khỏe và những thói quen như rượu bia, thuốc lá… có thể dẫn tới nguy cơ bệnh cao hơn so với thông thường. Đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày, teo niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày, viêm dạ dày với khuẩn hp…

Căn bệnh này cũng thường diễn biến chậm và âm thầm với những biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn sớm mà thường chỉ rõ ràng hơn khi người bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Những biểu hiện lâm sàng ở thời điểm đầu của bệnh bao gồm:

– Cảm nhận được những phần hơi gồ của niêm mạc dạ dày.

– Chán ăn, buồn nôn, bị ợ hoặc khó tiêu…

20230608_gN16uwIG.jpeg

điều trị ung thư dạ dàyNgười bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ chua…

Những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn muộn hơn có thể nhận diện thông qua những triệu chứng sau:

– Người bệnh suy kiệt, mệt mỏi, thiếu sức sống, sờ thấy khối u cứng trong ổ bụng…

– Da dẻ xanh xao, sút cân, nôn liên tục và đi ngoài ra phân đen.

– Bụng phình to vì có dịch trong ổ bụng và một số bệnh nhân có tình trạng đau bụng dữ dội. Dùng thuốc giảm đau cũng không còn nhiều hiệu quả với tình trạng này.

2. Tìm hiểu về những phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

2.1 Điều trị bệnh ung thư dạ dày với phẫu thuật

Đây là phương pháp phổ biến với các bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Phương pháp này có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

Sau khi ổn định thì bệnh nhân có thể ăn uống và sinh hoạt nhẹ nhàng như bình thường.

Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể phẫu thuật để lập lại trật tự lưu thông của hệ tiêu hóa, kéo dài sự sống.

2.2 Điều trị bệnh ung thư dạ dày với hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, nếu bệnh ở giai đoạn sớm có thể hỗ trợ cho các phương pháp khác như: phẫu thuật, xạ trị…

Phương pháp này được sử dụng với mục đích điều trị những tế bào ung thư còn sót lại và phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên khi điều trị với hóa trị sẽ có những tác dụng phụ nhất định, những triệu chứng này có thể giảm được sau điều trị.

phương hướng điều trị ung thư dạ dày

20230608_Tt6rIIEv.jpegHóa trị là phương pháp được sử dụng với mục đích điều trị những tế bào ung thư còn sót lại và phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh

2.3 Điều trị với xạ trị

Đây là phương pháp dùng các tia xạ để diệt khối u, vị trí và lượng tia được tính toán tỉ mỉ để nhắm chuyển vào vị trí có khối u và hạn chế tác hại đến các mô lành.

Bệnh ung thư dạ dày thường dùng hóa chất để giảm kích thước khối u trước khi tiến hành xạ trị, đồng thời cũng hạn chế những triệu chứng không đáng có.

Sau điều trị, người bệnh cần theo dõi kĩ tình hình sức khỏe xem có vấn đề khác thường hay không để có thể tái khám và thực hiện các xét nghiệm. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn.

2.4 Liệu pháp miễn dịch

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tăng cường hệ thống miễn dịch làm giảm sự phát triển của khối u và ngăn ngừa nguy cơ ung thư phát triển. Phương pháp này có thể thực hiện với việc thu nhận các tế bào miễn dịch diệt tự nhiên và tế bào T gây độc từ cơ thể người bệnh.

Sau đó chúng được tăng sinh và hoạt hóa tế bào trong phòng thí nghiệm và đưa trở lại cơ thể người để tấn công tế bào ung thư.

Đặc biệt, sau khi phẫu thuật bỏ dạ dày, bệnh nhân cần được theo dõi kĩ hơn về sức khỏe dạ dày và ruột để ung thư không tái phát.

3. Tiên lượng và những lưu ý quan trọng trong điều trị bệnh

3.1 Tiên lượng của bệnh ung thư dạ dày là bao lâu?

Khi phát hiện dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày, người bệnh có thể điều trị hiệu quả hơn và sống khỏe sau 5 năm. Càng những giai đoạn sau thì ung thư dạ dày càng điều trị phức tạp hơn với kết hợp nhiều phương pháp.

20230608_NURxdBAf.jpeg

Càng những giai đoạn sau thì ung thư dạ dày càng điều trị phức tạp hơn với kết hợp nhiều phương pháp hơn.

Điều này cũng khiến giảm triệu chứng nâng cao chất lượng sống, ngăn ung thư dạ dày di căn nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ.

Tiên lượng của bệnh phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố như: phương pháp điều trị, thể trạng người bệnh và chế độ sinh hoạt… Hay yếu tố phác đồ điều trị, tuổi tác, giới tính… của người bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiên lượng sống của người bệnh. Do đó, mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh và tiên lượng khác nhau, dài ngắn khác nhau.

3.2 Những lưu ý quan trọng sau điều trị bệnh ung thư ở dạ dày

– Sau điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng của ung thư và những tác nhân ung thư có biến mất không, người bệnh có thể được chỉ định những xét nghiệm kiểm tra như: xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

– Người bệnh cần tích cực theo dõi các triệu chứng để chủ động phòng ngừa ung thư tái phát. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về phương hướng để điều trị ung thư dạ dày người bệnh cần lưu ý. Để có thể phát hiện và nắm bắt cơ hội điều trị ung thự dạ dày từ sớm đồng thời có cơ hội khỏi bệnh cao, người bệnh nên thường xuyên thăm khám sức khỏe và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh nhất.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người bệnh cũng không nên tiêu cực mà nên lạc quan để có thể có được liệu trình điều trị hiệu quả và có sức khỏe nền tốt nhất chống lại bệnh ung thư.


Bình luận